29+ Mẫu Thiết Kế Phòng Khám Tư Nhân Hiện Đại Và Ấn Tượng Nhất

Hiện nay, do sự quá tải từ các bệnh viện Nhà nước, các bệnh viện, phòng khám tư nhân bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Những thiết kế phòng khám cũng ngày càng được quan tâm đòi hỏi các kiến trúc sư phải tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu về 1 dạng kiến trúc mới trong xây dựng để đưa ra những hồ sơ thiết kế phù hợp với đặc thù của ngành y trong mọi diện tích xây dựng. Hãy cùng xem một số mẫu phòng khám tư nhân đã được thiết kế và đưa vào vận hành vô cùng thành công để có thêm ý tưởng để xây dựng một phòng khám của riêng mình nhé!

thiết kế phòng khám 1

Tổng hợp 4 loại phòng khám tư nhân

Phòng khám tư nhân là một loại hình phòng khám được phép chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân thông qua việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị y tế cần thiết, thuốc điều trị nhằm đảm bảo một kết quả chính xác mà không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là mô hình tư phát do bác sĩ đang công tác trong bệnh viện đứng ra thành lập để khám chữa bệnh ngoài giờ hoặc cũng có thể do các cán bộ y tế, bác sĩ đã kinh doanh trong ngành y tế, sau đó tách riêng ra để mở phòng khám, tự kinh doanh riêng mà không chịu sự chi phối từ cấp trên.

Mỗi một bác sĩ khi theo học về Y khoa đều sẽ được tiếp xúc với 1 chuyên ngành riêng biệt, trừ bác sĩ đa khoa. Vậy nên, khi làm việc trong bệnh viện hay tách ra mở phòng khám tư nhân cũng sẽ đều sẽ theo đúng chuyên môn nghiệp vụ đã làm trước đó như phòng khám tai-mũi-họng, phòng khám răng-hàm-mặt, phòng khám đa khoa, phòng khám nhi.…

Mô hình phòng khám tư nhân bao gồm 4 hình thức sau:

  • Phòng khám đa khoa
  • Phòng khám chuyên khoa
  • Phòng khám bác sĩ gia đình
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền

thiết kế phòng khám 2

thiết kế phòng khám 3

thiết kế phòng khám 4

thiết kế phòng khám 5

thiết kế phòng khám 6

Hiện nay, tại Việt Nam có các kiểu hình thành phòng khám tư nhân như:

  • Phòng khám tư nhân do bác sĩ trong bệnh viện đăng ký mở để hoạt động ngoài giờ công tác
  • Phòng khám tư nhân do các bác sĩ đã từng cống hiến trong ngành Y tế với đầy đủ bằng cấp, thâm niên, chuyên môn nghiệp vụ mở để tự vận hành
  • Phòng khám tư nhân có vốn đầu tư 100% từ các doanh nhân nước ngoài sau khi đã hoàn tất các thủ tục xin cấp phép

Nhìn chung, để có thể xây dựng và hình thành nên một phòng khám tư nhân, chủ đầu tư bắt buộc phải có một thiết kế nội thất phòng khám cho riêng mình để đảm bảo quá trình vận hành được ổn định, không bị lộn xộn trong quá trình hoàn thiện và giai đoạn đầu mới bắt đầu.

Đọc Thêm: 101+ Mẫu Thiết Kế Phòng Khám Nha Khoa Đẹp Diện Tích Nhỏ Ngay TẠI ĐÂY.

Các tiêu chuẩn thiết kế phòng khám tư nhân

Các y bác sĩ chính là người nắm 1 nửa sinh mệnh của một con người nên các tiêu chuẩn thiết kế phòng khám tư nhân cũng được thắt chặt và quy định rõ ràng trong quyết định của Bộ Y tế ngay từ khi làm giấy phép xin mở phòng khám tư nhân. Một phòng khám tư nhân đạt chuẩn khi và chỉ khi:

Vị trí đặt phòng khám: Cũng giống như bệnh viện, phòng khám nên được đặt trên các trục đường chính, thuận tiện cho việc người ra người vào, tránh mất thời gian kiếm tìm

Quy mô phòng khám: Phòng khám to hay nhỏ là do định hình và mục tiêu hướng đến trước khi xây dựng của chủ đầu tư. Việc hình dung ra trước số lượng khác mà phòng khám đón tiếp sẽ thuận tiện cho việc thiết kế, bố trí giường bệnh cho phù hợp.

Các khu vực cần có trong bản thiết kế phòng khám:

  • Quầy lễ tân làm thủ tục hướng dẫn, đón tiếp
  • Khu vực phục vụ công tác khám chữa bệnh: Nơi các bác sĩ làm việc và chẩn đoán bệnh cho các bệnh nhân đăng kí. Các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ như tên gọi mà phòng khám đặt ra phải có đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng cần thiết cho việc vận hành để đưa ra kết luận về bệnh tình cho bệnh nhân.
  • Phòng hành chính: Lưu trữ hồ sơ bệnh án là điều cần thiết để bác sĩ tiện theo dõi khi bệnh nhân đến tái khám và sử dụng thuốc được kê đơn. Giờ đây, việc nhập liệu trên máy tính đã góp phần giảm tải việc lưu giữ hồ sơ bệnh án như trước kia mà thời gian lưu trữ lại được lâu hơn so với truyền thống.
  • Khu vực lưu giữ thuốc: Khu vực này cần đảm bảo sự thông thoáng nhưng không được để bụi bẩn, ẩm mốc, dột nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc điều trị.
  • Khu vực vệ sinh: Đây là khu vực cần thiết không chỉ bệnh viện có mà phòng khám cũng cần có để bác sĩ và bệnh nhân có thể sử dụng khi cần thiết. Khu vực này nên là nơi có đầy đủ ánh sáng, nhất là ánh sáng mặt trời và thường xuyên được dọn dẹp để đảm bảo không tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm bệnh.
  • Khu vực chứa rác thải y tế.

thiết kế phòng khám 7

Xem Thêm: #85 Mẫu Thiết Kế Phòng Khám Đông Y Tại https://kientrucmaigia.vn/thiet-ke-phong-kham-dong-y/

Tổng hợp 29 Mẫu thiết kế phòng khám tư nhân ấn tượng nhất

Phòng khám tư nhân là phòng khám do chủ đầu tư tự huy động vốn và mục đích khám chữa nên sẽ có những phòng khám tư nhân khá lớn, nhưng cũng sẽ có những phòng khám nhỏ xinh đáp ứng việc khám chữa cho 1 vài bệnh nhân với số lượng bác sĩ và phụ tá chỉ từ 1, 3 hoặc 5 người. Dưới đây là một số mẫu thiết kế phòng khám tư nhân đã đi vào hoạt động với đầy đủ các chuyên môn và diện tích sử dụng xây dựng để bạn có thể tham khảo.

1. Thiết kế phòng khám có diện tích 210m2

Đối với một diện tích lên đến 210m2 để xây dựng phòng khám thì chủ đầu tư có thể tự tin và xây dựng một phòng khám đa khoa để vận hành trong một thời gian dài với số lượng nhân viên, y bác sĩ đông đảo chia đều về các phòng ban.

thiết kế phòng khám 8

thiết kế phòng khám 9

thiết kế phòng khám 10

2. Phòng khám nha khoa hiện đại

thiết kế phòng khám 11 thiết kế phòng khám 12

3. Phòng khám với diện tích 30m2 nhỏ xinh

thiết kế phòng khám 13 thiết kế phòng khám 14

Xem Thêm: 55+ Mẫu Thiết Kế Phòng Khám Sản Phụ Khoa Đẹp, Chuyên Nghiệp

Một số lưu ý khi trang trí phòng khám đẹp, ấn tượng

thiết kế phòng khám 15

  • Cần quan sát hướng ánh sáng để đảm bảo có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, giúp không gian thoáng đãng, rộng rãi hơn
  • Hệ thống chiếu sáng cần được lắp đặt đầy đủ để tránh trường hợp vấp, té đáng tiếc xảy ra
  • Nên hạn chế các vật dụng tỏa mùi như nước hoa hay hoa tươi để tránh bệnh nhân hay nhân viên bị dị ứng với mùi hương
  • Nên tiết chế các vật dụng trang trí rực rỡ, phức tạp nếu không phải phòng khám nhi. Nên tối giản đến mức có thể để có vị trí đặt các vật dụng y tế cần thiết mà vẫn đảm bảo khả năng di chuyển của bác sĩ và bệnh nhân thoải mái
  • Nên sử dụng các tông màu Pastel hoặc trung tính để mang đến cảm giác rộng rãi, ôn hòa, không nóng, không lạnh
  • Trong khuôn khổ phòng khám nên có 1 vài chậu cây xanh để làm dịu không khí những lúc đông người

thiết kế phòng khám 16

Tham Khảo Ngay: 

Có thể nói, việc thiết kế phòng khám là điều nên làm trước khi bắt tay vào xây dựng để đảm bảo những ý tưởng bạn đề xuất sẽ thực sự xuất hiện sau khi công trình hoàn thiện. Hy vọng, với một vài gợi ý ở trên, bạn sẽ có cho mình những ý tưởng mới để xây dựng 1 phòng khám trong mơ của riêng mình. Đừng quên chia sẻ hình ảnh phòng khám xinh xắn mang đậm phong cách cá nhân của bạn để mọi người cùng chiêm ngưỡng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẶNG 10 phần quà cho khách hàng đăng ký nhanh nhất!

Giờ
Phút
Giây
Slider-2-800x292