[Hướng Dẫn] Cách Thi Công Giếng Trời Lấy Gió Và Ánh Sáng

Giếng trời là phần mái được làm bằng vật liệu xuyên sáng, tuy không quá phức tạp nhưng việc thi công giếng trời cũng có những tiêu chuẩn và lưu ý riêng. Đây được coi là một trong những yếu tố kiến ​​trúc tạo điểm nhấn cho không gian, không chỉ mang tính thẩm mỹ, tốt về mặt phong thủy mà đây còn được coi là một giải pháp kỹ thuật giúp mang gió và ánh sáng tự nhiên vào nhà. Vậy những yêu cầu tiêu chuẩn và chú ý khi thiết kế giếng trời là gì? Hãy tìm hiểu ngay thôi nào!

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một không gian nằm ở đâu đó trong ngôi nhà, thẳng đứng với mặt bằng tầng trệt. Nói cách khác, giếng trời là không gian mở thông từ mái xuống tầng trệt của ngôi nhà.

Kiến trúc giếng trời là một trong những xu hướng kiến ​​trúc hiện đại được rất nhiều ngôi nhà kể cả nhà phố hay biệt thự đều ưa chuộng. Tuy nhiên, thi công giếng trời không phải là hạng mục bắt buộc khi xây dựng mà việc này hoàn toàn theo sở thích và nhu cầu của gia chủ.

thi-cong-gieng-troi-1

Thi công giếng trời giúp dẫn gió, ánh sáng và không khí trong lành vào nhà giúp tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, để giếng trời phát huy được công dụng thì việc thiết kế và thi công phải hết sức tỉ mỉ, tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật và phong thủy.

Cấu tạo của giếng trời thường gồm 3 phần chính là đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng:

  • Đỉnh giếng có tác dụng thông gió, đưa ánh sáng tự nhiên vào toàn bộ không gian ngôi nhà. Thường có khung mái bằng kim loại inox chắc chắn, mái che là nhựa polycarbonate hoặc tấm kính cường lực.
  • Thân giếng là toàn bộ không gian từ đỉnh giếng đến đáy giếng. Thân giếng có tác dụng phân bổ ánh sáng cho các không gian ở mỗi tầng trong nhà.
  • Đáy giếng thường nằm ở dưới cùng. Một số gia đình sẽ tận dụng khoảng trống dưới đáy giếng để thiết kế tiểu cảnh nhỏ và trồng cây xanh. Không gian phía dưới này có thể liên thông với phòng ăn và bếp giúp thông thoáng.

thi-cong-gieng-troi-2

Cách đặt vị trí khi thi công giếng trời

Giếng trời có thiết kế đặc biệt, phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, nhiều tường bao xung quanh, ít cửa ra vào… không chỉ giúp ngôi nhà thông thoáng hơn, giếng trời còn giúp đánh lừa diện tích, giảm bớt sự chật hẹp cho tổng thể ngôi nhà.

Việc chọn vị trí thi công giếng trời cũng rất quan trọng, cần đảm bảo làm sao để việc thi công giếng trời tối ưu công năng mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ và phong thủy.

Giếng trời trong nhà

Thi công giếng trời trong nhà thường được đặt ở giữa để có thể lấy ánh sáng và luồng gió tự nhiên cho cả ngôi nhà. Để tăng thêm vẻ đẹp cho không gian, chúng ta có thể trang trí thêm các tiểu cảnh xung quanh đáy giếng…

Giếng trời cuối nhà

Đây là kiểu thi công giếng trời đang được phổ biến ở nhà phố. Tuy nhiên, để phát huy hết công năng, gia chủ cần lưu ý bố trí khoa học các vật dụng:

  • Một số bức ảnh treo trên những bức tường trống giúp không gian càng thêm ấn tượng.
  • Không nên treo một số vật nặng ở cuối nhà để tránh nguy hiểm cho người qua lại, vì thông thường phần cuối nhà được tận dụng làm không gian sinh hoạt.

thi-cong-gieng-troi-3

Giếng trời sau nhà

Tuy kiểu thi công giếng trời này không phổ biến nhiều như 2 kiểu trên nhưng đây cũng là kiểu giếng trời được nhiều gia chủ lựa chọn. Với việc đặt giếng trời ở vị trí này, chúng ta có thể lấy sáng, đón gió, đón mưa. Do đó, không gian sẽ được điều chỉnh một cách tối ưu.

Bạn có thể sử dụng một số vật dụng trang trí, chẳng hạn như tranh gốm sứ hoặc tác phẩm nghệ thuật thủ công để tạo thêm điểm nhấn cho không gian. Kiểu thiết kế này thường tiết kiệm diện tích nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà.

Tham khảo thêm: 1001+ Mẫu Thiết Kế Nội Thất Đẹp – Hiện Đại – Sang Trọng

Tiêu chuẩn phong thủy khi thi công giếng trời

Thiết kế và thi công giếng trời vừa mang lại ánh sáng vừa phù hợp phong thủy là một trong những mối quan tâm lớn nhất khi xây dựng một ngôi nhà, đặc biệt là đối với người Việt Nam.

thi-cong-gieng-troi-4

Vì vậy, vị trí thi công giếng trời nên được đặt ở những nơi tốt như Tài Lộc, Thiên Mệnh,… thường là ở giữa nhà, vì đây là khu vực thuộc hành thổ, cân bằng với các yếu tố khác trong ngũ hành. Đối với những ngôi nhà không được vuông vắn mà cong queo, mất cân đối thì giếng trời nên được xây dựng ở vị trí đó nhằm mục đích cân bằng đồng thời, trả lại sự vuông vắn, nguyên vẹn cho không gian. Ngoài ra, sự kết hợp giữa giếng trời phía dưới với mô hình thu nhỏ hòn non bộ cũng rất hợp phong thủy.

thi-cong-gieng-troi-5

Ngoài ra, màu sắc của tấm mái che giếng trời cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong thủy, vì nó liên quan đến mệnh, tuổi của gia chủ. Ví dụ

  • Màu xanh lam hợp với hành Mộc.
  • Màu vàng hợp với hành Kim
  • Màu xanh lá cây hợp với hành Mộc.
  • Màu đỏ tương ứng với hành Hỏa.
  • Màu nâu phù hợp với hành Thổ.

Thi công giếng trời nên dùng loại mái che nào?

Ngày nay, để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày của ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi giếng trời, người ta thường sử dụng hai loại mái khi thi công giếng trời.

Mái che cố định

Trên thực tế, mái cố định có chi phí thấp và quy trình lắp đặt dễ hơn. Chính vì vậy, loại mái này rất được ưa chuộng và được nhiều gia chủ lựa chọn cho các không gian.

Mái che giếng trời đòi hỏi rất cao về độ bền nên thường là những tấm poly dày hoặc kính chịu lực để chịu được những va đập mạnh. Để tránh nhiệt vào nhà khi thời tiết khắc nghiệt, gia chủ nên chọn lắp thêm các tấm cách nhiệt hoặc các ô thoáng để hỗ trợ thoát hiểm.

thi-cong-gieng-troi-6

Mái che di động

Tùy theo mục đích và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn mái che cố định hoặc di động cho không gian. Đối với mái che di động, bạn có thể đóng hoặc mở giếng trời khi cần thiết, mặc dù linh hoạt hơn mái che cố định nhưng chi phí đầu tư cao hơn và quá trình lắp đặt phức tạp hơn.

thi-cong-gieng-troi-7

Đọc thêm: Dịch vụ thi công mái tôn và một số mẫu mái tôn HOT nhất ngay tại đây.

Một số lưu ý thiết kế và thi công giếng trời đúng chuẩn

Để có thể phát huy hết các tính năng và công năng thì khi thiết kế và thi công giếng trời gia chủ cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Để tránh bị thấm nước khi trời mưa, giếng trời cần có hệ thống khe, lỗ thoáng trên mái.
  • Đối với những ngôi nhà hiện đại, những chi tiết không cần thiết nên được lược bỏ khi thiết kế giếng trời. Nên thiết kế đơn giản để không gian được thông thoáng.
  • Để tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ hoặc người già, giữa các tầng cần thiết kế khoa học để đảm bảo an toàn.
  • Khi giếng trời gần khu vực cầu thang và hành lang có thể thiết kế thêm giàn sắt để đỡ mái.

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nắng mưa thất thường. Đó chắc chắn sẽ là một trở ngại, hệ lụy trước mắt đối với giếng trời không mái.

thi-cong-gieng-troi-8

Một số lưu ý giúp khắc phục các nhược điểm trên khi thi công giếng trời:

  • Cạnh trên cần được gia cố bằng sắt, các góc có thêm sắt.
  • Tùy theo gia chủ mà tường bao quanh giếng sẽ có độ cao khác nhau, nhưng thường dao động từ 15cm đến 1,6m. Căn góc riêng chủ nên đổ bê tông kích thước 15 x 15 cm.
  • Sử dụng kính cường lực, nhựa poly…
  • Khi thiết kế giếng trời không mái che cần có hệ thống thoát nước dưới đáy giếng để tránh đọng nước.
  • Gia chủ có thể thiết kế giếng trời như một khu vườn nhỏ để tận dụng tối đa không gian nhà phố chật chội.

thi-cong-gieng-troi-9

Nói chung, khi thiết kế và thi công giếng trời, bạn cần tuân theo các quy tắc thiết kế từ kích thước giếng trời cho đến hệ thống mái và cách âm, hệ thống thoát nước. Tất cả phải phù hợp với thông số kỹ thuật tiêu chuẩn.

Bảng báo giá thi công giếng trời mới nhất 2022

Dưới đây là bảng báo giá thi công giếng trời tham khảo mới nhất 2022 với 2 loại chất liệu thường sử dụng làm mái nhất là kính cường lực và nhựa poly.

Kính cường lực

STT

THÔNG TIN SẢN PHẨM ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ/VNĐ
HẠNG MỤC KÍNH

KÍNH TEMPER, KÍNH CƯỜNG LỰC

1 Kính cường lực loại 6 ly (mm) M2 550.000 VNĐ
2 Kính cường lực loại 8 ly (mm) M2 650.000 VNĐ
3 Kính cường lực loại 10 ly (mm) M2 690.000 VNĐ
4 Kính cường lực loại 12 ly (mm) M2 770.000 VNĐ

HẠNG MỤC PHỤ KIỆN

PHỤ KIỆN ĐI KÈM

1 Đế sập nhôm 38 BỘ 60.000 VNĐ
2 U inox BỘ 90.000 VNĐ
3 Khung nhôm gia cường BỘ 270.000 VNĐ
4 Khung nhôm giả sắt BỘ 220.000 VNĐ

Tấm Polycarbonate

STT

Quy Cách Khổ Chiều Dài Đơn Vị Tính Đơn Giá
A

Tấm Polycarbonate Rỗng Ruột

1 Khổ: 2,1m x 6m 5mm Tấm 1.140.000 VNĐ
2 Khổ: 2,1m x 6m 6mm Tấm 1.250.000 VNĐ
3 Khổ: 2,1m x 6m 8mm Tấm 1.570.000 VNĐ
4 Khổ: 2,1m x 6m 10mm Tấm 2.350.000 VNĐ

B

Tấm Polycarbonate Dạng Sóng

1 Loại 5-6-11-12-sóng, rộng 1070mm 1mm MD 155.000 VNĐ
2 Loại 5-6-11-12-sóng, rộng 1070mm 1.2mm MD 185.000 VNĐ
3 Loại 5-6-11-12-sóng, rộng 1070mm 1.5mm MD 215.000 VNĐ

C

Tấm Polycarbonate Dạng Sóng

1 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 1.6mm M2 215.000 VNĐ
2 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 2.4mm M2 295.000 VNĐ
3 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 3.0mm M2 370.000 VNĐ
4 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 3.6mm M2 430.000 VNĐ
5 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 4.8mm M2 560.000 VNĐ
6 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 5mm M2 595.000 VNĐ
7 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m 6mm M2 700.000 VNĐ
8 Khổ: Chiều rộng 1.22m; 1.56m; 1.82m; 2.1m >6mm M2 Liên Hệ

Tham khảo: 99+ mẫu thiết kế nội thất biệt thự hiện đại, sang trọng ngay tại đây.

Các mẫu thi công giếng trời đẹp mới nhất 2022

Giếng trời hiện đang được sử dụng nhiều trong các không gian nhà ở dạng nhà ống, nhà 4 tầng hay nhà mái tôn giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà.

Thi công giếng trời nhà mái tôn

Giếng trời nhà mái tôn trở thành giải pháp giúp không gian thông thoáng hơn, khắc phục tình trạng ngột ngạt của loại nhà này. Khi thiết kế giếng trời cho nhà mái tôn không nên làm quá lớn vì dễ gây nóng nhà khi thời tiết xấu. Ngoài ra, gia chủ nên lựa chọn hình thức thiết kế nhà mái tôn có mái thái.

thi-cong-gieng-troi-10

thi-cong-gieng-troi-11

Thi công giếng trời nhà ống

Đối với mẫu nhà ống, bạn có thể lựa chọn thiết kế giếng trời với phần đáy giếng có thể dùng làm vườn khô hoặc hồ cá. Nên sử dụng kính sơn màu trên mái giếng để giảm độ chói khi ánh nắng chiếu vào làm ảnh hưởng đến chất liệu của cầu thang. Nhìn chung, bạn không cần quá cầu kỳ, nên hướng đến sự đơn giản, trau chuốt nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ chức năng.

thi-cong-gieng-troi-12

thi-cong-gieng-troi-13

Thi công giếng trời nhà cấp 4

Gia chủ có thể chọn thực hiện theo một số cách khác nhau, tùy thuộc vào túi tiền của mình. Nếu nhà cấp 4 có nhiều diện tích, bạn có thể bố trí nhiều tiểu cảnh xung quanh và sử dụng hệ thống mái thái trục trượt tự động nhưng nếu ngôi nhà cấp 4 thực sự quá nhỏ thì tốt nhất bạn không nên làm.

thi-cong-gieng-troi-14

thi-cong-gieng-troi-15

Xem thêm: Báo giá thi công nội thất trọn gói tại https://kientrucmaigia.vn/thi-cong-noi-that/

Hy vọng với những lưu ý hướng dẫn về thiết kế và thi công giếng trời trong bài viết trên có thể giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho việc thiết kế ngôi nhà mơ ước của mình. Chúc bạn sẽ có ngôi nhà như những gì mình mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẶNG 10 phần quà cho khách hàng đăng ký nhanh nhất!

Giờ
Phút
Giây
Slider-2-800x292