Diện tích đất hiện nay ngày càng hạn hẹp, vì lẽ đó nhà ống trở thành một trong những loại hình nhà ở phổ biến tại Việt Nam. Bởi cấu trúc nhà ống thường giống nhau nên để tạo sự khác biệt gia chủ thường chú ý đến thiết kế phòng khách nhiều hơn. Dưới đây là tổng hợp các ý tưởng thiết kế phòng khách nhà ống đẹp nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Vì sao việc thiết kế phòng khách lại quan trọng?
- Phòng khách là bộ mặt của cả ngôi nhà nên thường được các gia chủ chú trọng hơn hết. Bởi đây là nơi thể hiện phong cách và gu thẩm mỹ của gia chủ.
- Phòng khách là nơi giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn và cũng là nơi đong đầy tình cảm gia đình. Vì vậy, thiết kế phòng khách không chỉ được ưu tiên hàng đầu để tiếp khách mà còn phù hợp là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình.
- Việc bài trí phòng khách đẹp trong diện tích hẹp là một điều khá khó khăn, đôi khi bạn phải thiết kế nó thông với phòng bếp hoặc các không gian khác nên khó tạo được sự khác biệt. Vì vậy, các gia chủ càng phải quan tâm đến các hình thức khác.
- Hơn nữa, khi bước vào nhà, phòng khách là nơi đầu tiên được nhìn thấy nên việc hình thành phong cách thiết kế cũng là điều quan trọng, tất yếu nhất.
Xem Thêm: 17+ Ý Tưởng Trang Trí Phòng Khách Nhỏ Tối Đa Hóa Không Gian
Xu hướng thiết kế nội thất phòng khách nhà ống hiện nay
Có vô số phong cách thiết kế nội thất phòng khách hiện nay. Vì vậy, điều mà gia chủ cần là xác định một phong cách riêng cho mình. Dưới đây là một số xu hướng phòng khách nhà ống đẹp mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn.
1. Phong cách hiện đại
Đặc điểm của phòng khách nhà ống hiện đại là sự tối giản trong lựa chọn và sắp xếp đồ đạc nội thất. Mọi thứ trong phòng sẽ được sử dụng tông màu xám hoặc trắng để trông bớt rườm rà hơn.
Phòng khách theo phong cách này sẽ chỉ sử dụng các sản phẩm như ghế sofa, tivi treo tường hoặc kệ, đèn chùm và thảm sáng màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một số bức tranh thiên nhiên tối giản.
2. Phòng khách nhà ống với những màu sắc nổi bật
Trang trí phòng khách nhà ống với những gam màu nổi bật thường dành cho những người thích không gian trẻ trung và tươi mới. Ví dụ: màu xanh và trắng kết hợp, màu vàng kết hợp với gỗ tự nhiên, ghế sofa màu xanh lá cây trên nền trắng…
3. Trang trí nội thất phòng khách bằng màu trung tính
Những gam màu trung tính thường mang đến vẻ đẹp tự nhiên, hiện đại và sang trọng. Thường là màu xám, ghi, nâu, kem hay trắng… Nhưng nếu đặt riêng thì những màu này sẽ tạo cảm giác vô cùng nhàm chán và không được nổi bật. Vì vậy, nếu sử dụng những gam màu trung tính này, gia chủ cần chú trọng kết hợp khéo léo những gam màu đậm hơn để tạo nên yếu tố bất ngờ. Không chỉ vậy, nếu kết hợp với nội thất hiện đại, toàn bộ không gian sẽ trở nên độc đáo hơn.
4. Trang trí nội thất bằng gỗ
Thiết kế phòng khách bằng gỗ là sự lựa chọn của nhiều gia chủ bởi họ tin rằng gỗ mang lại may mắn và là chất liệu xuyên suốt. Nội thất gỗ thường mang đến nhiều hoài niệm, thổi hồn xưa cũ vào ngôi nhà.
Thiết kế nội thất phòng khách nhà ống bằng gỗ sẽ mang nhiều giá trị tinh thần như vẻ đẹp cổ điển, sang trọng. Hơn nữa, gỗ còn có thể kết hợp linh hoạt với nhiều loại phong cách khác nhau tạo nên nhiều trải nghiệm khác nhau.
5. Cầu thang trong phòng khách
Phòng khách có cầu thang thường mang đến vẻ đẹp độc đáo và tinh tế. Mỗi ngôi nhà sẽ có một cách tiếp cận sáng tạo khác nhau, đặc biệt là khi có một yếu tố quan trọng, chẳng hạn như cầu thang.
Cầu thang có thể được sử dụng như một vách ngăn hiệu quả giữa hai không gian hoặc kệ trang trí, kệ tivi… Những mẫu cầu thang hiện đại còn có thể giúp ngôi nhà trở nên tinh tế và bắt mắt hơn.
Đọc Ngay: 59+ Mẫu Phòng Khách Nhà Ống 5m Có Cầu Thang Đẹp, Hiện Đại
Lưu ý cần nhớ khi thiết kế nội thất phòng khách nhà ống
Nhà là nơi để trở về, vì vậy trước khi tiến hành xây dựng, sửa sang, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo có được ngôi nhà ưng ý nhất.
- Hãy tính toán kỹ lưỡng không gian phòng khách nhà ống. Đặc điểm chung của tất cả các mẫu nhà ống là dài và hẹp. Cái khó nằm ở việc tính toán làm sao để không gian trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Nội thất phòng khách của gia chủ cũng cần phải gọn gàng, không trang trí quá nhiều nhưng phải đầy đủ công năng sử dụng.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên của không gian. Phòng khách là nơi nhận được nhiều sáng nhiều nhất so với các phòng khác, tuy nhiên với đặc thù của ngôi nhà thì việc này thường khá khó khăn. Do đó, giải pháp của bạn là lấy ánh sáng từ giếng trời hoặc bố trí cửa sổ ở phòng khách. Cửa chính được mở rộng và cần được kết hợp tối đa với vách kính để tăng ánh sáng.
- Chọn nội thất phù hợp. Những công trình dài và hẹp cần bố trí chiều ngang hợp lý để tiết kiệm diện tích sinh hoạt. Hãy chọn gam màu ưu tiên nhẹ nhàng như: trắng, ghi, xám… Nội thất phòng khách cũng nên chọn hướng tối giản với kích thước nhỏ gọn.
- Sử dụng phong cách của riêng bạn. Phong cách kiến trúc của ngôi nhà cũng vậy, muốn khác biệt thì phải chú ý đến phong cách bài trí. Việc bạn chọn phong cách nào là tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc cách bài trí và lựa chọn kiểu dáng phù hợp nhất.
- Tạo điểm nhấn trong nội thất. Để tạo điểm nhấn trong phong cách nội thất, bạn cần chú trọng lựa chọn nội thất từ ghế sofa, tranh nghệ thuật, đồng hồ treo tường, kệ tivi, thảm trải sàn, đèn chùm… So với những không gian khác, phòng khách sẽ không quá nổi bật, nhưng không quá mờ nhạt.
- Tính toán chi phí một cách hợp lý vừa với túi tiền của mình. Việc thanh toán chi phí là điều quan trọng mà không gia chủ nào có thể bỏ qua. Hãy bắt đầu với chi phí xây dựng, chi phí trang trí nội thất, chi phí vật liệu và các chi phí khác.
- Hãy tập trung vào vấn đề phong thủy. Người phương Đông thường quan tâm nhiều đến phong thủy khi trang trí nhà cửa. Vì vậy, khi bài trí phòng khách, gia chủ cũng nên chú ý đến các vấn đề như: hướng phòng khách, vị trí đặt gương, vị trí ghế sofa, hướng ánh sáng…
Bộ sưu tập các mẫu phòng khách nhà ống đẹp nhất hiện nay
Tham Khảo Thêm:
Với những chia sẻ của chúng tôi về các mẫu phòng khách nhà ống đẹp trên đây hi vọng các bạn đã có thêm những ý tưởng mới cho không gian nhà mình thêm ấn tượng và độc đáo. Chúc bạn sớm có ngôi nhà mang phong cách của riêng mình.