Thiết kế giếng trời cuối nhà ống cũng như một chiếc máy điều hòa tự nhiên, mang lại nét thẩm mỹ giúp làm đẹp cho ngôi nhà. Mỗi công trình giếng trời cuối nhà đều là những ý tưởng thiết kế kiến trúc nội thất độc đáo. Nếu bạn chưa có ý tưởng nào cho giếng trời của nhà mình thì hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi ngay nhé!
Giếng trời cuối nhà ống là gì? Vai trò với ngôi nhà ra sao?
Khái niệm
Giếng trời được hiểu là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, từ tầng mái đến tầng trệt. Ngôi nhà với thiết kế giếng trời vừa mang lại không khí trong lành vừa giúp cải thiện môi trường sống của gia chủ.
Vai trò
Việc thiết kế giếng trời nhà ống cuối nhà có các vai trò đặc điểm như sau:
- Đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm được chi phí sinh hoạt
- Cấp gió và điều hòa không khí tạo không gian sống thông thoáng, thoải mái
- Góp phần làm đẹp cho ngôi nhà bằng cách trang trí giếng trời nhỏ
- Mang ý nghĩa về phong thủy tốt lành cho gia chủ
Thiết kế cấu tạo giếng trời
Nói một cách tổng thể, giếng trời được cấu tạo bởi 3 phần: đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.
- Đáy giếng: Là tầng thấp nhất của ngôi nhà, đáy giếng là nơi đón ánh sáng, giúp thông gió cho ngôi nhà. Vì vậy đáy giếng thường được kết hợp với thiết kế phòng khách và phòng bếp.
- Thân giếng trời : Là chiều dài của toàn bộ ngôi nhà, giúp chiếu sáng mọi vị trí trong nhà.
- Mái giếng: Hay còn gọi là đỉnh giếng chính là phần cao nhất của ngôi nhà gồm hệ khung mái và mái che.
Ưu và nhược điểm khi thiết kế nhà ống có giếng trời giữa nhà
Do những căn nhà có diện tích hạn chế nhưng gia chủ vẫn muốn có không gian rộng rãi ánh sáng đầy đủ, cho nên việc nảy ra ý tưởng thiết kế xây dựng giếng trời cuối nhà ống hay giữa nhà sẽ luôn có những ưu và nhược điểm nhất định.
Tìm hiểu những ưu điểm mà giếng trời mang lại cho căn nhà
Khai thác ánh sáng
Nhiều tòa nhà đô thị đang phải đối mặt với vấn đề không đủ ánh sáng. Ngày càng có nhiều tòa nhà chọc trời khiến không gian sống không thể lấy đủ ánh sáng cần thiết. Tuy nhiên, giếng trời vẫn có thể giải quyết vấn đề này và giúp đưa ánh sáng vào nhà.
Tận dụng tốt hướng gió, giúp lưu thông không khí trong lành
Việc lưu thông không khí trong nhà là vấn đề cần thiết, có thể giúp gia chủ có tâm trạng thoải mái khi bước vào nhà. Với giếng trời giúp cho các luồng sinh khí trong môi trường tự nhiên được lưu thông vào không gian ngôi nhà nhiều hơn. Giúp không khí trong nhà lưu thông một cách tự nhiên, ngay cả khi trời nắng nóng mà vẫn làm cho ngôi nhà trở nên thông thoáng, mát mẻ.
Tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà
Nếu ngôi nhà được kiến trúc sư thiết kế một cách khoa học và hợp lý thì giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn của công trình ngôi nhà. Góp phần làm cho kiến trúc của ngôi nhà trở nên vô cùng đặc biệt và đẹp hơn. Biến giếng trời thành một công trình kiến trúc đầy tinh tế và đẹp mắt.
Nhược điểm của giếng trời
Khó thoát nước
Do giếng trời được thiết kế đặc biệt, nằm ở vị trí thông tầng trên nóc nhà. Đây là nơi tiếp xúc với thời tiết thay đổi quanh năm. Vì vậy, kiến trúc sư cần phải tính toán, thiết kế giếng trời hợp lý để ngôi nhà không bị dột vào mùa mưa, hay tình trạng nắng chói chang vào buổi trưa.
Giảm tuổi thọ của ngôi nhà
Đa phần chúng ta có thể thấy hướng dẫn sử dụng mọi đồ đạc, vật dụng trong nhà đều có ghi dòng chữ “Tránh ánh nắng trực tiếp”. Vì nếu vật dụng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng liên tục thì tuổi thọ của vật dụng bị rút ngắn đi rất nhiều.
Vậy làm thế nào để khắc phục những nhược điểm nêu trên? Gia chủ nên hạn chế đặt đồ đạc trong nhà sát cửa sổ nơi có giếng trời. Mái che của giếng trời nên lựa chọn sử dụng vật liệu tốt và tránh ánh nắng trực tiếp.
Xem Ngay: Báo giá chi phí dịch vụ xây nhà trọn gói giá rẻ mới nhất Ngay TẠI ĐÂY
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà ống nổi bật
Với những kinh nghiệm được đúc kết từ những kiến trúc sư và những công ty thi công thiết kế nội thất lâu năm, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm để giúp cho việc thiết kế giếng trời cuối nhà ống hay giữa nhà “ tổ ấm” của bạn thêm phần hoàn thiện, tiện ích hơn.
Thiết kế kiến trúc giếng trời cuối nhà đồng bộ
Giếng trời là một phần không thể thiếu trong các công trình nhà ở. Vì vậy, kiểu dáng kiến trúc của nó phải phù hợp và đồng nhất với phong cách thiết kế của ngôi nhà.
Theo phong thủy, việc xây dựng giếng trời cũng thể hiện mối quan hệ tương sinh với việc xây nhà. Gia chủ mệnh thổ thì thích hợp với giếng trời hình vuông, hình bầu dục. Giếng trời có thiết kế dài, uốn lượn xung quanh thì lại thích hợp với gia chủ mệnh mộc.
Hệ thống cách âm giếng trời cuối nhà ống
Do cấu tạo của giếng trời giống như một bộ loa khuếch đại nên nhược điểm của nó là âm thanh truyền xa. Giải pháp của gia chủ là tăng độ dày của bức tường cách âm. Có thể dùng gạch trang trí hoặc tạo độ nhám, sần trên tường để tiêu âm. Đây cũng là cách trang trí giếng trời đẹp và mang phong cách riêng của bạn.
Thiết kế mái che cho giếng trời cuối nhà
Giếng trời nếu được lắp đặt thêm hệ thống mái che cuối nhà sẽ giúp gia chủ có thể chủ động điều chỉnh ánh sáng tự nhiên và che nắng che mưa. Tùy theo tình hình tài chính mà gia chủ có thể lựa chọn mái che cố định hay mái che di động cho phù hợp.
Tiểu cảnh giếng trời cuối nhà
Hầu hết những ngôi nhà có giếng trời đều được gia chủ tận dụng phần đáy giếng để bố trí các khu vực nghỉ ngơi, thư giãn. Có hai loại tiểu cảnh sau nhà là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Mô hình tiểu cảnh khô là mô hình thu nhỏ của cây xanh chỉ kết hợp với đá và hòn non bộ. Gia chủ mệnh Mộc và Hỏa nên trang trí giếng trời bằng các tiểu cảnh khô để tăng vượng khí.
Ngoài thiết kế tiểu cảnh khô, tiểu cảnh nước tức là hình ảnh thu nhỏ của nước, cây xanh và sỏi đá. Theo phong thủy, gia chủ mệnh Thuỷ thường thiết kế một hồ cá nhỏ hoặc thác nước. Thiết kế và xây dựng các mô hình tiểu cảnh nước đòi hỏi gia chủ cần dành ra nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Đặc biệt gia chủ cũng cần vệ sinh thường xuyên và chú ý đến vấn đề an toàn.
Đọc Ngay: 55+ Mẫu Nhà Ống Đẹp, Hiện Đại Tại https://kientrucmaigia.vn/nha-ong-dep/
Làm thế nào thiết kế giếng trời cho nhà ống tiện nghi
Vị trí giếng trời thường ở giữa nhà, đây thường là vị trí tốt nhất để đặt giếng trời, ngoài ra nó còn làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà. Đây là vị trí trung tâm của ngôi nhà, giúp điều phối quá trình lưu thông không khí và ánh sáng trong nhà dễ dàng hơn. Ngoài ra, vị trí của ngôi nhà cũng phải dựa vào yếu tố phong thủy để phát huy hết tài lộc của gia chủ.
- Tránh đặt giếng trời ở hướng Bắc của ngôi nhà để không mang lại nhiều rủi ro, tai họa cho gia chủ.
- Kích thước chính của đỉnh giếng trời: Thông thường giếng trời chỉ được sử dụng phổ biến trong những ngôi nhà hình ống.
- Đối với nhà ống, kích thước phù hợp nhất là 4m2 -6m2. Diện tích giếng trời chỉ nên chiếm 5% diện tích công trình, đối với cửa sổ là 15%.
- Diện tích mặt kính tối thiểu là 450mx450m
- Các bạn lưu ý không nên thiết kế giếng trời chung với nhà hẹp vì sẽ gây tác dụng ngược của giếng trời với ngôi nhà của bạn.
- Thiết kế giếng trời có mái che thì cần thiết kế hợp lý để tránh bị mưa hắt vào.
- Kích thước và đồ trang trí ở vị trí gần giếng trời cần được kiểm soát, dễ bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng.Nếu là không gian sinh hoạt hay nơi đi lại dưới giếng trời thì không nên treo đèn, lọ hoa hay đồ trang trí nặng, vì có thể gây nguy hiểm.
- Các hành lang, cầu thang, cửa sổ tiếp giáp với giếng trời phải có lan can đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn.
Đọc Thêm: 10+ Mẫu Nhà Ống 2 Tầng Có Giếng Trời Độc Đáo, Phá Cách
Gợi ý những mẫu thiết kế giếng trời cho nhà ống hiện đại
Với thiết kế này, bạn có thể đặt giá sách hoặc đồ chơi trẻ em ở nơi có ánh sáng, nhưng nếu nhà dưới 50m2 thì không nên thiết kế cầu thang xoắn ốc, cũng đừng phức tạp quá, vì trông sẽ rất chật hẹp. Nếu ánh sáng làm bạn lóa mắt, bạn có thể sử dụng kính màu để giảm ánh sáng, chẳng hạn như màu xanh lam.
Tham Khảo Thêm:
Sau khi đọc bài viết chia sẻ của Nhà Đẹp Decors về giếng trời cuối nhà ống các bạn có thấy thích và ấn tượng với mẫu thiết kế giếng trời nào hay không? Có thể nói giếng trời ngày càng trở nên cần thiết đối với những khu dân cư đô thị, nhà ống có diện tích hạn chế,…xây dựng giếng trời góp phần giúp những ngôi nhà mang kiến trúc hiện đại. Giếng trời không chỉ là giải pháp trọn vẹn mà còn là xu hướng kiến trúc mới, độc đáo trong thiết kế công trình nhà ở. Ngoài ra còn giúp không gian sống của gia đình bạn trở nên thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu.